This web page requires JavaScript to be enabled.

JavaScript is an object-oriented computer programming language commonly used to create interactive effects within web browsers.

How to enable JavaScript?

Tìm hiểu Card đồ họa để chơi Game

10cth1-2 January 27, 2012 0

[i]Phân biệt các loại Card đồ họa chơi game giúp bạn dễ dàng lựa chọn được một Card đồ họa phù hợp nhất với ngân sách và nhu cầu của bản thân.[/i]

Phân biệt Card đồ họa là một yếu tố quan trọng giúp bạn lựa chọn được một sản phẩm phù hợp nhất

Hiện nay, trên thế giới chỉ có 2 hãng sản xuất chip đồ họa chuyên dụng cho máy tính là NVIDIA và AMD. Các hãng sản xuất linh kiện khác như MSI, ASUS, GIGABYTE, POWER COLOR… là những hãng sử dụng chip đồ họa của NVIDIA và AMD sau đó tinh chỉnh thêm hoặc thêm một số linh kiện tùy chọn để sản xuất ra các card đồ họa mang thương hiệu riêng của mình.

Vì vậy, các bạn có thể thấy trên thị trường hiện có rất nhiều Card đồ họa phục vụ chơi game với nhiều thương hiệu khác nhau và đủ mọi giá thành, kiểu dáng, kích thước,…. Do đó, phân biệt được các Card đồ họa này sẽ một yếu tố quan trọng giúp bạn lựa chọn được một chiếc Card phù hợp với nhu cầu, tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu năng khi chơi game. Mẹo vặt sau đây sẽ giúp bạn phân biệt Card đồ họa chơi game từ đó lựa chọn được một Card đồ họa ưng ý nhất.

Phân loại theo cấp độ

“Hàng tá” Card đồ họa trên thị trường dễ dàng khiến bạn lúng túng trong việc phân biệt, lựa chọn

Thông thường cấp độ của các Card đồ họa được chia thành 3 nhóm chính là: cơ bản, trung cấp và cao cấp. Cụ thể, cấp độ cơ bản là để xếp loại các Card đồ họa phục vụ tốt các tác vụ đồ họa cơ bản như xem phim Full HD, chơi game online với thức lập vừa phải (Medium hoặc High) tại độ phân giải từ 1024 x 768 đến 1366 x 768. Trong khi đó, cấp độ trung cấp là các loại Card đồ họa có thể chơi các game offline mới nhất với mức setting trung bình (Medium hoặc High) tại độ phân giải từ 1366 x 768  đến 1600 x 900, xem phim Full HD và xử lý một số công việc liên quan đến đồ họa như dựng hình 3D, biên tập video, render hình ảnh. Còn lại cấp độ cao cấp là các loại Card cho phép bạn chơi các game offline với mức setting cao nhất (Very High hay Ultra) tại độ phân giải từ 1920 x 1080 đến 2560 x 1600 kèm theo đó là việc hỗ trợ các công nghệ như AMD CrossfireX, Nvidia SLI giúp kết nối nhiều card đồ họa với nhau để tăng thêm sức mạnh xử lý. Trên thực tế, các hãng sản xuất Card đồ họa cũng đặt tên sản phẩm theo cách phân loại này. Phân loại theo tên gọi

R5870 và R5850 cùng phân khúc nhưng độ mạnh yếu khác nhau.

Đối với Card đồ họa sử dụng chip đồ họa của AMD (ATI), kể từ series HD3000 cách đặt tên đã giúp người đọc dễ dàng nhận biết phân khúc của sản phẩm. Hãy phân tích một ví dụ cụ thể như MSI R5770 Hawk, Model này được đặt tên với 4 con số.

Con số đầu tiên đại diện cho thế hệ kiến trúc (HD5000, HD6000), con số thứ hai đại diện cho phân khúc của sản phẩm (8-9 là phân khúc cao cấp, 6-7 là phân khúc trung cấp và 3-4-5 là phân khúc cơ bản. Hai con số còn lại đại diện cho độ mạnh yếu của từng card trong cùng phân khúc, ví dụ như HD5770> HD5750> HD5730. Cặp số 70, 50, 30 dùng để thay thế cho những cái tên cũ XT, PRO, LE. Còn chữ Hawk cuối cùng, bạn không cần phải quan tâm nhiều vì đây chỉ là tên nhà sản xuất đặt thêm cho sản phẩm của mình để dễ nhận biết và tạo sự khác biệt.

Đối với Card sử dụng chip đồ họa của NVIDIA, cách đặt tên gồm 3 con số với ý nghĩa cũng tương tự như Card sử dụng chip đồ họa ATI, ví dụ MSI N460GTX Hawk Talon Attack. Con số đầu tiên cũng đại diện cho thế hệ kiến trúc (400, 500), 2 con số còn lại là để chỉ độ mạnh yếu của Card đồ họa, chẳng hạn N460> N450> N440. Các chữ cái như GTX, GTS, GT dùng để chỉ phân khúc của sản phẩm, GTX là phân khúc cao cấp nhất, GTS là phân khúc trung cấp, còn GT là phân khúc phổ thông, cơ bản.

Phân loại theo hiệu năng

Card đồ họa cao cấp mang lại mức hiệu năng “đáng kinh ngạc”:

Hiệu năng của một card đồ họa sẽ cho thấy chính xác nhất phân khúc mà nó hướng tới. Ba phân khúc của Card đồ họa sẽ cho 3 mức hiệu năng khác nhau. Card phổ thông thường chỉ trang bị vi xử lý đồ họa cấp thấp, tản nhiệt đơn giản hoặc tản nhiệt thụ động không cần quạt, không cần nguồn phụ do tiêu thụ điện năng khá thấp. Nếu bạn đang sở hữu màn hình từ 19 inch trở xuống và chỉ có nhu cầu chơi game online, xem phim Full HD, bạn có thể đầu tư vào loại Card phổ thông là có thể đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu cơ bản này. Tuy nhiên, nếu đang sở hữu một vi xử lý Intel Sandy Bridge mới nhất, bạn không cần đầu tư vào Card đồ họa loại này, vì đồ họa tích hợp trong CPU Sandy Bridge cũng mạnh mẽ không kém gì các dòng Card rời phổ thông. Card trung cấp sẽ được trang bị vi xử lý đồ họa mạnh mẽ hơn, tản nhiệt khí tốt hơn. Bạn có thể chơi game offline ở độ phân giải từ 1366 x 768 đến 1600 x 900 với mức thiết lập từ Medium đến High. Đây là mức thiết lập phổ biến nếu bạn đang sở hữu một màn hình kích thước từ 18.5  đến 23 inch. Card đồ họa ở tầm này cũng sẽ tiêu thụ điện năng nhiều hơn và bạn sẻ phải đầu tư thêm một bộ nguồn công suất thực sở hữu đầu cấp nguồn 6 pin để có thể đảm bảo cấp đủ điện cho chiếc Card đồ họa. Những bộ nguồn này thường có giá từ 600.000.000 VNĐ trở lên và được các thương hiệu lớn như Cooler Master, Acbel, FSP,…  sản xuất. Chỉ có một số Card đồ họa của AMD như 4670, 5670, 6670, … tuy thuộc dòng trung cấp nhưng lại tụ điện năng khá ít và không cần đầu cấp nguồn 6 pin mà vẫn có thể hoat động tốt.

Card cao cấp với tên gọi của mình sẽ được trang bị những vi xử lý mạnh mẽ nhất, thậm chí là vi xử lý lõi kép, bộ nhớ đồ họa thường từ 1GB trở lên, tản nhiệt cũng được trang bị rất “hầm hố” từ 2 đến 3 quạt. Thậm chí một số phiên bản đặc biệt còn có cả tản nhiệt chất lỏng. Cùng với đó là những công nghệ độc quyền như Eyefinity của AMD cho phép xuất tín hiệu ra 6 màn hình cùng lúc, hay công nghệ 3D Vision của NVIDIA giúp bạn thưởng thức game trên các màn hình 3D sống động. Bạn cũng có thể chơi game ở mức thiết lập cao nhất như Very High hay Ultra cùng độ phân giải “khủng” 1920 x 1080 hay 2560 x 1600. Tuy vậy, đi kèm với những card đồ họa cao cấp, bắt buộc hệ thống của bạn cũng phải được trang bị những phần cứng “khủng” khác để có thể khai thác hết sức mạnh của các card đồ họa cao cấp như CPU core i7 2600K, 8GB RAM, Mainboard cao cấp Z68… Đặc biệt, bạn không thể quên bộ nguồn công suất lớn cỡ 700W trở lên của những thương hiệu cao cấp như Seasonic, SilverStone, OCZ, Thermantake…

Phân loại theo giá thành

Một yếu tố nữa cũng giúp bạn phân loại các loại Card đồ họa và xác định được nhu cầu, đó là giá thành của một chiếc Card. Card ở phân khúc cơ bản thường có giá dưới 2 triệu đồng. Trong khi, Card ở phân khúc trung cấp có giá từ 2-4 triệu đồng và các card cao cấp thường có giá trên 4 triệu đồng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá phụ thuộc vào yếu tố này vì có một số loại Card đồ họa tuy hiệu năng không tốt nhưng lại bị “làm giá” hoặc do chính sách giá không tốt từ nhà sản xuất mà giá bị đẩy lên cao. Vì vậy, giá thành chỉ là một yếu tố nên xem xét cuối cùng khi phân loại Card đồ họa. Với những kiến thức phân biệt Card đồ họa phía trên, mong rằng bạn sẽ có thể lựa chọn được một Card đồ họa phù hợp nhất để tận hưởng những tựa game “bom tấn” trong dịp Tết Nguyên Đán đang đến gần. Chúc các bạn một năm mới ngập tràn niềm vui và may mắn!

                                                                                                                                                         Tiến Thuật


Last modified on December 9th, 2020 at 1:02 am

Nam Le
lequocnam



0 responds

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.